+ Một mặt thương cho nàng , bao dung cho nàng vì nàng có tâm hồn trong sáng , phạm tội do vô tình chứ khong phải cố ý . Vì vậy , nhân dân đã sáng tạo ra lời khấn linh nghiệm của Mị Châu : máu biến thành ngọc trai , xác biến thành ngọc thạch .
b. Nhân vật Trọng Thuỷ .
- Là nhân vật truyền thuyết khá phức tạp , có nhiều mâu thuẫn .
+ Trong thời kỳ đầu , Trọng Thuỷ đóng vai trò gián điệp , theo lệnh vua cha sang dò la bí mật quốc gia của Âu Lạc , đánh cắp lãy nỏ .
+ Trong quá trình sống chung với Mị Châu , có thể Trọng Thuỷ đã yêu nàng thực sự . Câu nói trước lúc chia tay MC về nước phàn nào thể hiện chân tình , sự lo lắng của Trọng Thuỷ về sự tan vỡ của hạnh phúc . Khi Mị Châu chết , Trọng Thuỷ ôm xác vợ khóc lóc , sau đó thì tự tử .
- Cái chết của Trọng Thuỷ : cho thấy sự bế tắc , sự ân hận muộn màng của y . Trọng Thuỷ vừa là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc vừa là nạn nhân trong tham vọng bá quyền của Triệu Đà . Trọng Thuỷ bị kẹt giữa 2 tham vọng quyền lực và hạnh phúc lứa đôi . Hai tham vọng đó không dung hoà được với nhau , tạo nên mâu thuẫn không thể giải quyết trong chính con người Trọng Thuỷ , do đó ,y chỉ còn mỗi cách kết liễu cuộc đời vì bế tắc .
- Thái độ nhân dân với Trọng Thuỷ :
+ Một mặt nhân dân ta vẫn kết tội cướp nước của Trọng Thuỷ , cái chết vì mâu thuẫn giằng xé là cái giá hắn phải trả .
+ Mặt khác , nhân dân ta vẫn bao dung vì dù sao Trọng Thuỷ đã hối lỗi và phải trả giá , nên đã sáng tạo ra chi tiết ngọc trai biển Đông nơi Mị Châu chết sẽ sáng hơn nếu đem vào rửa nước giếng nơi Trọng Thuỷ tự vẫn thể hiện , đó coi như sự tha thứ của Mị Châu cho hắn .
III. Tổng kết .
- Truyện nêu ra bài học sâu sắc , thấm thía về ý thức cảnh giác trong dựng , giữ nước , bài học về cách xử lý mối quan hệ giữa nước và nhà .
- Truyện có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố thần kỳ và cốt lõi lịch sử , sáng tạo nhân vật giàu tính tư tưởng , sử dụng nhiều hình ảnh ấn tượng .