Song thái độ, cách đánh giá của nhân dân vừa thấu tình, vừa đạt lí. Mị Châu có tội nhưng những tội lỗi mà nàng gây ra không phải là chủ ý của nàng mà do nàng quá nhẹ dạ, yêu chồng bị lừa dối mà mắc tội. Hơn nữa, cuối cùng, nàng cũng đã tỉnh ngộ nhận ra kẻ thù và chấp nhận một cái chết đau đớn. Mị Châu có tội nàng đã phải đền nhưng nỗi oan của nàng cũng cần được giải. Sáng tạo nên chi tiết thần kì, ứng nghiệm với lời cầu khấn trước khi chết của Mị Châu, nhân dân ta đã bày tỏ thái độ bao dung, niềm cảm thông mà minh oan cho nàng. Đồng thời, thông qua chi tiết thần kì đó, ông cha ta cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc của mình và truyền lại một bài học lịch sử muôn đời cho con cháu trong việc giải quyết mối quan hệ riêng - chung.
3. Nhân vật Trọng Thuỷ.
Trọng Thuỷ là một trong ba nhân vật chính của tác phẩm. Hắn là con trai của Triệu Đà, con dể của An Dương Vương, là chồng của Mị Châu công chúa. Sang Âu Lạc theo mưu kế nham hiểm của cha mình, Trọng Thuỷ lấy Mị Châu không phải vì tình yêu mà chỉ để lợi dụng nàng thực hiện một mưu đồ chính trị, để hoàn thành nhiệm vụ gián điệp được cha hắn giao phó mà thôi. Và với danh nghĩa một người chồng, Trọng Thuỷ đã hoàn thành xuất sắc vai trò gián điệp ấy. Hắn đã lợi dụng Mị Châu, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, lừa gạt tình cảm của nàng để đánh cắp nỏ thần và nham hiểm hỏi Mị Châu một câu hỏi đầy dụng ý trước khi về nước với mục đích để biết cách tìm đường đuổi theo An Dương Vương nếu nhà vua chạy trốn. Chính những việc làm này của hắn là những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bi kịch nước mất nhà tan của cha con ADV và nhân dân Âu Lạc. Hắn chính là kẻ thù của nhân dân Âu Lạc, là một kẻ rất đáng bị vạch mặt, lên án, tội lỗi đời đời.
Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác, Trọng Thuỷ cũng chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến tranh xâm lược. Trong tay của Triệu Đà, Trọng Thuỷ không hơn không kém cũng chỉ là một con bài chính trị mà thôi. Hơn nữa, mặc dù là một kẻ độc ác, Trọng Thuỷ cũng không phải hoàn toàn đã mất hết nhân tính của một con người. Chính lời nói của Trọng Thuỷ với Mị Châu trong lúc chia tay, hành động tự vẫn sau chuỗi ngày sống trong sự dày vò, ân hận của hắn đã nói lên điều đó.
Trước lúc chia tay về nước dâng lẫy nỏ thần cho Triệu Đà, Trọng Thuỷ đã nói với Mị Châu: “Tình vợ chồng ... làm dấu”. Đây không hoàn toàn là những lời dối trá, lạnh lùng mà nó ẩn chứa ít nhiều tình cảm bùi ngùi, một nỗi đau li biệt.
Tính người của Trọng Thuỷ còn được thể hiện rõ hơn rất nhiều ở phần cuối cùng của tác phẩm khi tác giả dân gian miêu tả tâm trạng của Trọng Thuỷ sau cái chết của Mị Châu. Không đắm mình trong hào quang, danh vọng, trong hạnh phúc của sự thống trị uy quyền, sau khi Mị Châu chết, Trọng Thuỷ luôn sống trong nỗi niềm thương nhớ, trong nỗi ân hận dày vò và cuối cùng bế tắc, cùng đường hắn đã tự tìm cho mình cái chết. Trọng Thuỷ quyên sinh không phải chỉ là hành động sám hối cho một sai lầm mù quáng, mà còn là sự thức tỉnh của nhân tính, sự phủ nhận chiến tranh, sự từ chối mọi vinh quang quyền lực tìm về với cõi thiên thu để có được một tâm hồn thanh thản.
(Bạn đang xem mục Văn mẫu hay lớp 10 tại TrangDocTruyen.Mobi)
4. Suy nghĩ về mối tình Trọng Thuỷ - Mị Châu.
+ Mối tình Mị Châu – Trọng Thuỷ không phải là tình yêu lứa đôi đích thực.
+ Đó là một tình yêu bi kịch.
+Ý nghĩa: sáng tạo câu chuyện tình Mị Châu – Trọng Thuỷ ông cha ta nói lên tiếng nói chống chiến tranh xâm lược.
5. Hình ảnh ngọc trai – giếng nước.
- Là hình ảnh đẹp, kết tinh của mối tình thuỷ chung Trọng Thuỷ - Mị Châu? bởi viên ngọc (vốn là máu Mị Châu chảy xuống biển , trai ăn phải mà thành) đem rửa vào nước giếng (nơi Trọng Thuỷ đã nhảy xuống tự tử) thì càng trong sáng hơn. Thậm chí có nhà thơ đã từng viết: “ Nước mắt thành mặt trái của lòng tin – Tình yêu đến cùng đường là cái chết – Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp – Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu”. Có phải tình yêu bị lừa dối vẫn là một tình yêu đẹp? Và phải chăng nàng Mị Châu trong trắng, thuỷ chung dẫu chết rồi vẫn chung thuỷ không biết đến đổi thay? Trước khi chết, Mị Châu đã kịp nhận ra mình bị Trọng Thuỷ lừa dối. Hơn nữa, sự nhẹ dạ của nàng đã phải trả giá rất đắt bằng chính sinh mạng của nàng, sinh mạng của người cha thân yêu và số phận của cả dân tộc. Vì vậy, nếu có kiếp sau, liệu Mị Châu có thể tiếp tục mù quáng mà chung tình với một kẻ đã lừa mình như thế được không? Hơn nữa, trước khi chết, Mị Châu đã ý thức được tội lỗi nặng nề của mình, nặng đến mức nàng không dám xin tha chết mà chỉ xin được: “biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Liệu sau một lần tỉnh ngộ, nàng còn có thể nhanh quên tội, tiếp tục thuỷ chung với kẻ thù của mình như vậy được không?
- Không phải là hình ảnh ngợi ca tình yêu Mị Châu – Trọng Thuỷ. Nó là:
+ Lời minh oan, chiêu tuyết cho Mị Châu.
+ Chứng nhận Trọng Thuỷ đã tìm được sự tha thứ trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.
Như vậy, “ngọc trai – giếng nước” là hình ảnh mang ý nghĩa của sự hoá giải hận thù, nói lên truyền thống ứng xử bao dung, đầy nhân hậu c