Liệu độ khó cao có đồng nghĩa với độ bá đạo của một vị tướng?
Những vị tướng trong Liên Minh Huyền Thoại được Riot tạo nên đều có cho mình bộ kĩ năng có thể tạo ra tương tác khác nhau với trận đấu. Và đối với những người mới làm quen với trò chơi, thì mỗi nhân vật chính của trận đấu – các vị tướng, đều sở hữu những thanh biểu thị sức mạnh và độ khó riêng. Nhưng hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào phần Độ Khó, được hiển thị bằng thanh màu tím ở trang cá nhân của các vị tướng và tìm hiểu xem, liệu độ khó này có phản ánh được sức mạnh của một vị tướng.
Độ khó thể hiện điều gì?
Không vòng vo nữa, chúng ta sẽ đi thẳng ngay vào khái niệm độ khó của một vị tướng trong Liên Minh Huyền Thoại. Đầu tiên, hãy cứ hiểu đơn giản rằng độ khó miêu tả vị tướng này có khó chơi hay không. Cách định nghĩa này cũng đúng một phần nào, và nếu bạn là một người chơi Liên Minh Huyền Thoại đã đủ lâu để nhận biết tất cả các tướng, thì ngay lập tức sẽ có những cái tên bật ra trong đầu của bạn. Còn với bản thân người viết, thì đó là hai vị tướng Zed và Thresh.
http://youtu.be/wnWNXrsyYYY
Những pha xử lí Zed như thế này không phải ai cũng làm được
Zed có một đặc điểm, là có bộ kĩ năng cực kì đa dạng. Đa dạng ở đây không phải là có tới 5 hay 6 kĩ năng, mà là sự kết hợp của các kĩ năng này với nhau là như thế nào. Hãy cùng lấy ví dụ từ video montage trên, khi bạn gần như không thể kiếm được một pha combo nào của Zed có vẻ giống nhau và lặp lại. Đây chính là độ “đa dạng” đến từ bộ kĩ năng của Chúa Tể Bóng Tối, và để đạt được những pha xử lí như vậy, thì người chơi phải nắm cực kì rõ các chiêu thức, sát thương, cách sử dụng và tư duy của vị tướng này – điều mà không phải ai mới “sờ” vào Zed cũng có thể làm được. Khái niệm độ khó ở đây, được nhìn nhận theo khía cạnh kĩ năng xử lí chính xác, tư duy sử dụng chiêu thức sao cho hợp lí để đạt được khả năng “outplay” đối thủ cao nhất.
Thresh cũng là một vị tướng có độ khó cao trong Liên Minh Huyền Thoại
Hãy lấy thêm một ví dụ khác về độ khó, và chúng ta sẽ chọn Thresh. Với những người chơi có thứ hạng thấp, vị trí hỗ trợ được coi là vị trí “dễ dàng” nhất trong đội, và chắc chắn đó là một suy nghĩ sai lầm. Cùng nhìn qua bộ kĩ năng của Thresh một chút, thì chúng ta có thể thấy được là hắn ta cũng có một bộ kĩ năng “đa dạng”. Nhưng đa dạng ở đây, ngoài việc có thể chơi trên cơ và làm bất ngờ đối thủ, Cai Ngục Xiềng Xích có thể sử dụng bộ kĩ năng của hắn cho nhiều mục đích của đội, tùy theo tình huống đặt ra do các kĩ năng của hắn có một sự hài hòa đến hoàn hảo trong cả khía cạnh tấn công lẫn phòng thủ.
http://youtu.be/eP99Bn69W3k
Cả 4 kĩ năng của Thresh đều cực kì hữu dụng trong mọi tình thế đặt ra
Vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận, rằng độ đa dạng của một vị tướng ở đây được nhắc đến, đó chính là khả năng kết hợp các chiêu thức dẫn đến những tình huống chơi trên cơ, các chiêu thức có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tấncông và điều tất nhiên, đó là yêu cầu rất nhiều kĩ năng người chơi để có thể sử dụng hiệu quả. Đó chính là những yếu tố làm nên độ khó của một vị tướng.
Vậy độ khó thấp, tức là dễ chơi?
Đúng cũng có, và sai cũng có khi nói vậy. Như đã nhắc đến, mỗi vị tướng trong Liên Minh Huyền Thoại đều có cho mình một cách riêng để tương tác với trận đấu bằng bộ kĩ năng của mình. Và để dễ giải thích, hãy cùng đến với một ví dụ điển hình nhé: Malphite.
Độ khó của Mảnh Vỡ Thiên Thạch gần như là ở mức thấp nhất
Cả 4 kĩ năng của Malphite nhìn chung đều khá dễ sử dụng, khi 3 kĩ năng đầu tiên đều thuộc dạng kĩ năng kích hoạt hoặc chọn mục tiêu, còn chiêu cuối có tầm tác dụng khá rộng, nên rất dễ để sử dụng trúng mục tiêu. Nhưng độ khó của Malphite không nằm quá nhiều ở việc sử dụng kĩ năng chính xác, mà là ở khía cạnh đưa ra các quyết định: Lao vào hay Không lao vào. Việc bạn sử dụng Không Thể Cản Phá ở thời điểm nào và trúng được ai là điều cực kì quan trọng, khi nó có thể quyết định đến việc bạn sống sót trở ra hay không, và không phải ai cũng làm được hoàn hảo công việc này.
Tóm tắt: Để sử dụng được – dễ, nhưng để sử dụng hiệu quả – khó. Độ khó càng cao thì vị tướng đó càng khỏe?
KHÔNG. Riot đã nhấn mạnh điều này khi nói rằng độ khó của một vị tướng không hề thể hiện sức mạnh của vị tướng đó. Nếu như có điều này thật, thì tất cả những vị tướng chúng ta thấy ở đấu trường chuyên nghiệp hẳn phải là những cái tên có độ khó cao ngất ngưởng trong trò chơi, và rõ ràng là quan niệm này không hề chính xác một chút nào.