4. Hãy thiết lập một quan điểm rõ ràng và củng cố nó
Giữ vững quan điểm ấy không chỉ giúp bạn tự tin và thu hút hơn, mà còn giúp duy trì sự hấp dẫn đối với đối phương về sau.
5. Biết được mối quan hệ tiến triển đến đâu
Khi bạn không lãng phí thời gian của mình cho những người bạn không thực sự thích cũng như những người không thích bạn, bạn sẽ nhận ra mình có được những mối quan hệ rõ ràng, với những người không làm bạn cảm thấy mơ hồ. Tuyệt vời phải không nào?
Quy ước “Hoàn toàn muốn, hoặc không!” có thể áp dụng cho mọi thứ: hẹn hò, làm "chuyện ấy", và kể cả tình bạn. Bạn có thể không hề quen biết gì nhân viên pha chế đang đứng tại quầy bar đó. Nhưng họ hấp dẫn và muốn được cùng ai đó qua đêm. Nếu câu trả lời của bạn là “Hoàn toàn muốn” vậy thì còn ngần ngại gì nữa?
Có một chàng trai đối xử rất tốt với bạn, ngoại trừ việc anh ấy không gọi cho bạn suốt vài tuần liền hay thỉnh thoảng đột nhiên biến mất sau một chầu rượu? Bạn luôn tự hỏi mình rằng liệu anh ấy có thật sự thích bạn? Liệu có phải anh ta quá bận không? Trông có vẻ không phải là “Hoàn toàn muốn” nhỉ, quá nhiều câu hỏi để bạn phân vân. Nói lời tạm biệt là vì tình cảm của anh ta không rõ ràng.
Bạn đang hôn một cô gái đắm đuối tại nhà riêng của mình và mỗi lần bạn muốn cởi áo của cô ấy, cô ấy liền gạt tay bạn ra. Cô ấy không “Hoàn toàn muốn” và bạn không nên ép buộc cô ấy. Chuyện ấy thú vị nhất khi đó là một cuộc tình đam mê, cả hai đều thốt lên rằng “Hoàn toàn muốn” khi họ cùng nhau nhảy cẫng vào giường. Nếu cô ấy không hứng thú đến vậy, thì sẽ không có chuyện ấy.
(Một gợi ý nho nhỏ đây: Đây là thời điểm tốt để thăm dò xem cô ấy không thoải mái về việc gì hay cô ấy trông chờ điều gì về bạn. Lối hành xử này thường sẽ giải quyết được mọi vấn đề).
Bạn muốn hẹn hò với cô gái vừa gặp cuối tuần vừa rồi nhưng cô ấy luôn làm lơ với những tin nhắn và cuộc gọi của bạn? Bạn không biết phải nói hay làm gì, đặc biệt là khi cô ấy cuối cùng cũng chịu đi chơi với bạn? Vậy thì, bạn tôi ơi, đây chắc chắn không phải là một câu trả lời “Hoàn toàn muốn” mà là một chữ không to tướng. Hãy xóa số điện thoại của cô ấy và tìm người khác.
“Hoàn toàn muốn, hoặc không!” có thể áp dụng trong các mối quan hệ nữa. Bạn gái tôi quen một anh chàng lập gia đình vì với anh ta: “Hôn nhân dường như là một việc đúng đắn cần phải làm”. Bốn năm sau, anh ta ngoại tình mỗi khi anh ta có cơ hội. Cuộc hôn nhân này không phải là một câu trả lời “Hoàn toàn muốn” đối với anh ta hay nói cách khác, là “Không”.
Đôi khi, quy luật “Hoàn toàn muốn, hoặc không!“ được áp dụng ở những mức độ khác nhau. Bạn có thể “Hoàn toàn muốn” làm bạn với ai đó, nhưng làm tình ư? “Không”. Bạn có thể nói “Hoàn toàn muốn” trong việc gây ấn tượng với ai đó, nhưng chắc chắn là “Không” nếu bắt bạn dành nhiều thời gian cho họ. Áp dụng quy luật này giúp bạn quyết định một việc gì đó tùy theo nhu cầu hiện tại của bạn.
“Hoàn toàn muốn, hoặc không!” không nhất thiết có nghĩa là bạn phải yêu say đắm ngay từ lần gặp đầu tiên. Lại càng không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn cảm thấy đối phương là một nửa hoàn hảo của mình. Bạn chỉ cần “Hoàn toàn muốn” tìm hiểu người đó. Bạn “hoàn toàn muốn” gặp lại đối phương, vì bạn thấy rằng có duyên giữa hai người. Bạn cũng “hoàn toàn muốn” dành một thời gian vài tháng xả hơi khỏi một mối quan hệ nào đó để có thể nhìn lại những vấn đề của mối quan hệ đó.
Điều quan trọng là cả bạn và đối phương của phải cùng “hoàn toàn muốn” làm một việc gì đó, nếu không bạn chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi.
Vẻ đẹp thật sự của Quy ước “Hoàn toàn muốn, hoặc không” nằm ở chỗ nó đơn giản hóa mọi vấn đề bạn đang gặp trong quá trình hẹn hò của bạn. Khi áp dụng quy ước này, bạn chỉ còn có thể gặp phải 2 vấn đề:
Vấn đề thứ nhất là có một số người không bao giờ trả lời “hoàn toàn muốn” với bất cứ ai họ gặp. Nếu bạn thờ ơ với tất cả những người bạn gặp gỡ, thì hoặc là tính cách của bạn có vấn đề hoặc là bạn đang xây dựng một rào chắn xung quanh mình vì không muốn bị tổn thương.
Hãy nhớ rằng chỉ có chính bạn mới có thể tìm thấy điều gì đó hay ho ở những người mà bạn gặp gỡ, chứ họ không có nhiệm vụ bộc lộ ra cho bạn thấy. Đây là cuộc sống chứ không phải hội chợ triển lãm. Học cách tôn trọng những người mà bạn gặp là một kĩ năng cần phải rèn luyện. Điều đó không có nghĩa là bạn phải yêu quý tất cả những ai mà bạn gặp. Nó chỉ có nghĩa là bản thân bạn cũng phải có trách nhiệm trong việc tạo nên một mối quan hệ.